máy rửa bát không chỉ để "nhét chén dĩa vào và ấn nút Rửa" là xong. Cùng đọc qua 9 điều cần biết về máy rửa bát dưới đây, bạn sẽ khám phá được một loạt thông tin hữu ích giúp tiết kiệm thêm thời gian dọn dẹp và bạn có thể thoải mái nấu nướng mà không còn e ngại về việc rửa dọn sau đó.
1. Máy rửa bát đã ra đời hơn 100 năm nay
Robert Bosch thành lập phân xưởng kỹ thuật điện và kỹ thuật chính xác đầu tiên của mình năm 1886. Đến năm 1964, Bosch Home Appliances cho ra mắt mẫu máy rửa bát đầu tiên. Vào những năm đầu thập kỷ 60, khi ngày càng nhiều người tìm cách tiết kiệm thời gian làm việc nhà thì máy rửa bát Bosch ra đời, khiến cho việc rửa chén dĩa bằng tay đã trở thành quá khứ và chứng minh cho mọi người rằng việc dọn dẹp sau bữa tiệc không còn là điều đáng lo nữa.
2. Tiết kiệm nước hơn rửa bằng tay
Nhiều người cho rằng máy rửa bát sử dụng nhiều nước hơn là rửa bằng tay. Sự thật là một máy rửa bát tiêu chuẩn sử dụng khoảng 7 lít nước cho mỗi lần rửa, trong khi rửa bát bằng tay thường sử dụng tới 40 lít nước. Khi cộng các con số lại, việc chuyển từ rửa bát bằng tay sang bằng máy có thể giúp bạn tiết kiệm tới 9.200 lít nước mỗi năm.
3. Ít tiêu hao điện
Nhiều người nghĩ rằng máy rửa bát sẽ làm tăng vụt hóa đơn tiền điện, tuy nhiên, thực tế là các máy rửa bát hiện đại được thiết kế tiết kiệm năng lượng và chỉ sử dụng khoảng 0,67 kWh cho mỗi lần tải (tùy vào chương trình rửa) bao gồm việc làm nóng, bơm nước và thoát nước trong máy. Trong khi đó, rửa bát bằng nước nóng ở vòi có thể sử dụng tới 2,6 kWh cho mỗi lần rửa!
4. Rửa sạch vượt trội hơn
Hãy thử nghĩ về việc rửa bát bằng tay, bạn sẽ: 1) Dùng miếng rửa bát - là nơi tích tụ các vi khuẩn như E.coli và Salmonella, 2) Thường rửa nước lạnh hơn nước nóng, và 3) Để chén dĩa khô tự nhiên có thể bị bám bụi. Những điều này nghe có hợp vệ sinh không? Thật may là chiếc máy rửa bát của Bosch sẽ loại bỏ cả 3 điều trên, cho chén đĩa không chỉ sạch, khô ráo, diệt khuẩn mà còn sáng bóng như lúc mới mua.
5. Có 3 kiểu lắp đặt khác nhau
Độc lập: : Với loại máy rửa bát độc lập như máy rửa bát 60cm hoặc máy Slimline - máy cỡ nhỏ, bạn có thể thoải mái đặt chúng trên mặt bàn hoặc sàn bếp. Các loại máy rửa bát 60cm và Slimline này cũng có thể được lắp đặt bên dưới kệ bếp nhưng sẽ không có len chân bếp liền mạch hoặc sẽ âm vào so với len chân bếp.
Bán âm: Được lắp đặt bên dưới kệ bếp, máy rửa bát bán âm sẽ có bảng điều khiển rõ ràng ở mặt trước của máy. Len chân bếp sẽ được lắp liền mạch, nhờ đó giúp thiết bị vừa vặn với tủ bếp của bạn. Điều làm cho máy bán âm khác với máy âm tủ ở chỗ nó cho phép bố trí vật liệu phủ phía trước cửa máy sao cho phù hợp với thiết kế tủ bếp của bạn.
Âm toàn phần: Được lắp đặt bên dưới kệ bếp, máy rửa bát âm toàn phần sẽ được giấu kín hoàn toàn phía sau tủ bếp nhà bạn. Toàn bộ bảng điều khiển và thanh điều khiển của loại máy này sẽ được tích hợp vào phía trên cửa máy và chỉ có thể nhìn thấy khi bạn mở cửa.
6. Không cần rửa sơ chén dĩa
Nhiều người có thói quen rửa sơ qua chén dĩa trước khi cho vào máy, việc này chỉ lãng phí thời gian và tiêu tốn điện nước. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là lấy thìa hoặc miếng khăn gạt bỏ những mẩu thức ăn còn dính trên chén dĩa - thứ có thể mắc kẹt vào ống thoát nước. Sau đó cho chén dĩa vào máy và thư giãn, hãy để máy rửa bát của bạn làm tốt nhiệm vụ của nó.
7. Vệ sinh bộ lọc là rất quan trọng
Mọi máy rửa bát đều có 1 bộ lọc để ngăn chặn các mẩu thức ăn lớn làm tắc ống thoát nước. Bộ lọc này theo thời gian sẽ dần bị bám bẩn. Nếu rửa thường xuyên, máy cần được bảo dưỡng vào mỗi tháng. Đừng lo, việc bảo dưỡng này rất đơn giản - bạn chỉ cần làm sạch bộ lọc bằng nước nóng và xà phòng là được.
8. Cần đặt chén dĩa đúng cách
Điều này rất hiển nhiên, nhưng liệu bạn đã làm đúng chưa? Đặt chén dĩa úp xuống sẽ giúp đảm bảo tia nước từ các vòi phun chạm tới và làm sạch hiệu quả.
9. Một số vật dụng phải được rửa bằng tay
Dù bạn muốn tự động hóa mọi việc dọn dẹp trong bếp nhưng một số vật dụng không chịu được nhiệt độ cao hoặc những vật dụng dễ phai màu, dễ vỡ phải được rửa bằng tay, ví dụ như: vật dụng làm bếp bằng gỗ có thể bị nứt khi ngấm nước, cong vênh trong quá trình rửa bằng máy. Vật dụng thủy tinh không dùng được trong máy rửa bát sẽ bị vẩn đục, các loại nhựa không chịu được nhiệt sẽ bị uốn cong. Đồ nhôm hoặc đồng có thể bị biến màu.
Hãy phân loại chén dĩa trước khi cho vào máy rửa bát để chúng được bảo vệ đúng và sử dụng lâu bền hơn!